Thời tiết cực đoan là gì? Nguyên nhân, tác động và biện pháp phòng chống

Thời tiết cực đoan là gì? Nguyên nhân, tác động và biện pháp phòng chống

Nắm được thời tiết cực đoan là gì giúp bạn có những biện pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó gây ra. Đây là một khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng thời tiết bất thường, diễn ra đột ngột và có cường độ mạnh.

Thời tiết cực đoan là gì?

Thời tiết cực đoan được hiểu là những biến động bất thường của khí hậu, xảy ra trái mùa và mang tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và đời sống xã hội.

Các hiện tượng tự nhiên này không tuân theo bất kỳ quy luật nào, nó xuất hiện bất ngờ, bất chấp mọi mốc thời gian khiến con người trở tay không kịp. Dù đã có thể dự đoán trước vài ngày dựa trên một số dấu hiệu rõ ràng, nhưng sức tàn phá của nó vẫn luôn vượt ngoài tầm kiểm soát.

thời tiết cực đoan là gì
Thời tiết cực đoạn là những biến động bất thường của khí hậu, mang tính chất nguy hiểm

Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng, trở thành mối đe dọa lớn cho sự phát triển bền vững của Trái Đất.

Nguyên nhân gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan

Sự gia tăng các hiện tượng như nắng nóng, hạn hán, lũ lụt, bão,… là vấn đề cấp bách đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống con người và hệ sinh thái trên toàn cầu. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan?

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đặc biệt là sự gia tăng khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển là nguyên nhân chính dẫn đến các hiện tượng tiêu cực trên toàn cầu. Các loại khí CO2, CH4, N2O,… trong khí quyển khiến Trái Đất hấp thụ nhiều nhiệt hơn, dẫn đến nhiệt độ trung bình tăng cao. Điều này gây ra hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe con người, gia tăng nguy cơ cháy rừng,…

Biến đổi khí hậu còn khiến cho lượng CO2 tăng cao trong khí quyển hòa tan vào nước biển, làm giảm độ pH của đại dương, dẫn đến axit hóa đại dương. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, làm chết san hô, ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển và chuỗi thức ăn.

hiện tượng thời tiết cực đoan
Hiện tượng hạn hán do sự gia tăng hiệu ứng nhà kính

Hoạt động của con người

Các hoạt động của con người làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Việc đốt cháy than đá, dầu mỏ, khí đốt để sản xuất điện, vận hành phương tiện giao thông,… là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, bao gồm CO2, CH4, N2O. Điều này khiến băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng cao, dẫn đến lũ lụt ven biển, xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Ngoài ra còn làm thay đổi các mẫu thời tiết như nắng nóng, hạn hán, bão, lũ lụt,… diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, khi con người phá rừng để lấy gỗ, khai thác khoáng sản, mở rộng diện tích canh tác,… làm giảm khả năng hấp thụ CO2 của Trái Đất. Điều đó góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính và gây ra biến đổi khí hậu, làm gia tăng hiện tượng như xói mòn đất, lũ lụt, hạn hán và mất đa dạng sinh học.

Hơn nữa, các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô, xe máy, sử dụng động cơ đốt trong, thải ra lượng lớn khí CO2, NOx, VOC,…cũng góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính và gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến các vấn đề về hô hấp, tim mạch,… cho con người.

El Nino và La Nina

El Nino và La Nina là hai hiện tượng khí hậu tự nhiên xảy ra ở Thái Bình Dương. Những năm gần đây, tần suất và cường độ của hai hiệu ứng này có xu hướng gia tăng, dẫn đến nhiều hậu quả của thời tiết cực đoan vô cùng nghiêm trọng.

thời tiết cực đoan
El Nino và La Nina gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan

Về El Nino, do sự thay đổi trong lưu thông gió mậu dịch thổi yếu hơn ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương dẫn đến sự tích tụ nước biển ấm ở khu vực trung và đông Thái Bình Dương. Điều đó đã gây ra hiện tượng nắng nóng, hạn hán ở khu vực Nam Mỹ, Đông Nam Á, Nam Phi,.. và lũ lụt ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ,… dẫn đến những thiên tai như bão, lốc xoáy,…

Về La Nina, do sự thay đổi trong lưu thông gió mậu dịch thổi mạnh hơn ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương dẫn đến sự di chuyển nước biển ấm về phía tây Thái Bình Dương, nước biển lạnh trồi lên ở khu vực trung và đông Thái Bình Dương. Gây ra hiện tượng mưa lớn, lũ lụt ở khu vực Đông Nam Á, Nam Phi, Australia,…và hạn hán ở khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ,…

Biến động do tự nhiên

Các hiện tượng biến động tự nhiên như núi lửa phun trào, động đất, sét,… cũng đóng vai trò nhất định trong việc gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó thường mang tính cục bộ và ngắn hạn, không phải là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng gia tăng các thiên tai trên toàn cầu.

Núi lửa phun trào khiến phun trào tro bụi, khí độc, dung nham nóng chảy vào bầu khí quyển, gây ô nhiễm môi trường, đe doạ sức khỏe con người. Các hiện tượng như sương mù axit, mưa axit cũng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và thay đổi các mẫu thời tiết, gây ra hiện tượng mưa lớn, lũ lụt, hạn hán,…

Bên cạnh đó, động đất gây ra sóng thần, sạt lở đất, lũ lụt,… làm thiệt hại về tài sản, cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như: mất mùa, đói kém,…

Tác động của thời tiết cực đoan

Thời tiết cực đoan diễn ra với cường độ mạnh và trong thời gian ngắn. Chúng gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho con người và môi trường.

Đối với con người

Con người đang phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng về tần suất và cường độ. Nắng nóng gay gắt, hạn hán kéo dài, lũ lụt dữ dội, bão tố kinh hoàng,… là những ví dụ điển hình cho những thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến mọi khía cạnh của đời sống.

Những hiện tượng này khiến thiệt hại về tài sản, cơ sở hạ tầng do bão lũ, sạt lở đất vô cùng to lớn. Mất mùa, đói kém do hạn hán, lũ lụt làm giảm sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực. Gián đoạn hoạt động kinh tế do bão lũ ảnh hưởng đến giao thông vận tải, du lịch và các chi phí cho các hoạt động ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cũng gia tăng đáng kể.

hậu quả của thời tiết cực đoan
Lũ lụt dữ dội san lấp đất đai, nhà cửa

Ví dụ điển hình nhất về hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam là trận lũ lụt lịch sử năm 1999 ở miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Với hơn 600 người thiệt mạng, hàng nghìn người mất tích và hàng triệu người bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, việc di dời dân cư do bão lũ, sạt lở đất gây ra nhiều khó khăn trong đời sống, học tập, lao động của con người. Mâu thuẫn xã hội do thiếu nước, lương thực có thể bùng phát và bất ổn an ninh xã hội càng ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý con người.

Đối với môi trường

Thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường, rạn san hô và rừng là những hậu quả của hiện tượng thời tiết cực đoan. Bão lũ, sạt lở đất làm tàn phá môi trường sống của các loài động thực vật.

Nhiều khu rừng bị san bằng, nhiều hệ sinh thái bị hủy hoại, đẩy các loài sinh vật đến bờ vực tuyệt chủng. Sự mất cân bằng sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi thức ăn và sự phát triển bền vững của Trái Đất.

Ngoài ra, khói bụi, hóa chất từ những cơn bão dữ dội, trận lũ quét kinh hoàng len lỏi vào không khí, nguồn nước, đầu độc môi trường sống của con người. Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về đường hô hấp, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người, hệ sinh thái cũng chịu tổn hại nặng nề.

Nước biển nóng lên do các hiện tượng thời tiết cực đoan khiến rạn san hô bị tẩy trắng, chết dần chết mòn. Hệ sinh thái biển mất đi, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật nước mặn, đe dọa an ninh lương thực và sự phát triển của ngành du lịch biển.

Biện pháp phòng chống hiện tượng thời tiết cực đoan

Để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu, một số biện pháp khắc phục thời tiết cực đoan như:

  • Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu, dự báo, cảnh báo và ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  • Nâng cấp hệ thống dự báo khí tượng thủy văn, nâng cao độ chính xác và thời gian dự báo các thiên tai.
  • Quy hoạch đô thị phù hợp với điều kiện khí hậu, hạn chế xây dựng ở khu vực nguy hiểm, dễ bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, sạt lở đất,…
  • Xây dựng đê điều, cống rãnh, nhà cửa kiên cố để chống chịu được bão, lũ quét, gió lớn…
  • Tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền địa phương về việc di dời, sơ tán khi có nguy hiểm.
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm để giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
  • Tham gia các hoạt động trồng cây xanh, bảo vệ rừng, hạn chế rác thải để góp phần bảo vệ môi trường.

Lời kết

Nắm rõ được thời tiết cực đoan là gì và các cách khắc phục của hiện tượng này để giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và xây dựng một môi trường sống an toàn.

edna Ngọc Ánh là tác giả khí hậu Việt

Edna Ngọc Ánh

Edna Ngọc Ánh là CEO trẻ tuổi đã xây dựng nên website này. Cô là Cử nhân ngành Địa lý học - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version