Sóng thần là gì? Cơ chế hình thành, tác hại và lưu ý cần biết
Nắm được những kiến thức về sóng thần là gì và các dấu hiệu nhận diện hiện tượng này sẽ giúp bạn có những biện pháp để giảm thiểu tối đa thiệt hại do chúng gây nên. Đây là một hiện tượng tự nhiên nguy hiểm thường xuyên xảy ra ở khu vực Thái Bình Dương.
Hiện tượng sóng thần là gì?
Hiện tượng sóng thần hay còn được gọi là Tsunami, là một chuỗi các đợt sóng biển khổng lồ do sự dịch chuyển đột ngột của một thể tích lớn nước đại dương trên diện rộng. Núi lửa phun trào mãnh liệt hay va chạm thiên thạch kinh hoàng cũng có thể dẫn đến thảm họa tương tự.
Sức mạnh hủy diệt của sóng thần là không thể phủ nhận. Những con sóng khổng lồ, cao hàng chục mét, di chuyển với tốc độ kinh hoàng, có thể san bằng mọi thứ trên đường đi của chúng. Lũ lụt do sóng thần gây ra cướp đi sinh mạng, tàn phá nhà cửa, và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế.
Đặc điểm nổi bật của sóng thần
Một trong số đặc điểm nổi bật của sóng thần là có chu kỳ dài. Thời gian giữa hai đợt sóng liên tiếp có thể lên đến hàng chục phút, thậm chí hàng giờ, dài hơn nhiều so với sóng biển thông thường do gió tạo ra (chỉ vài giây). Điều này khiến cho việc nhận biết và ứng phó với hiện tượng thiên nhiên dữ dội này trở nên khó khăn hơn, vì có thể có nhiều đợt sóng liên tiếp ập đến.
Ngoài ra, sóng thần có tốc độ di chuyển rất nhanh chóng ước tính hàng nghìn km trong vài giờ, khiến công tác cảnh báo và phòng tránh càng trở nên khó khăn. Khi di chuyển vào vùng nước nông, hiện tượng này sẽ bị dồn cao và vỡ ập vào bờ biển với lực mạnh khủng khiếp.
Hơn nữa, sóng thần có sức tàn phá vô cùng mạnh mẽ, nó có thể cao hàng chục mét. Cơn thịnh nộ của đại dương gây ra lũ lụt trên diện rộng, với sức tàn phá ghê gớm, có thể san bằng nhà cửa, công trình hạ tầng và cướp đi sinh mạng của con người.
Cơ chế hình thành sóng thần
Nguyên nhân gây nên sóng thần có thể kể đến như động đất dưới đáy biển, núi lửa phun trào, lở đất quy mô lớn hoặc va chạm thiên thạch.
Động đất dưới đáy biển là hiện tượng các mảng kiến tạo di chuyển đột ngột, giải phóng một lượng lớn năng lượng và làm dịch chuyển khối lượng nước khổng lồ đã tạo ra thiên tai nguy hiểm này.
Núi lửa phun trào dưới biển cũng có thể tạo ra sóng thần khi một lượng lớn vật liệu núi lửa được đẩy lên khỏi mặt nước, gây ra sự thay đổi đột ngột của nước biển. Sức mạnh của sóng thần lúc này phụ thuộc vào lượng vật liệu được núi lửa đẩy lên và tốc độ sụp đổ của cột phun tào.
Bên cạnh đó, lở đất quy mô lớn xảy ra dưới đáy biển cũng là một phần nguyên nhân gây nên hiện tượng đó, đặc biệt là ở những khu vực có sườn dốc cao. Một lượng lớn đất đá có thể di chuyển xuống đáy biển với tốc độ cao, tạo ra sự dịch chuyển đột ngột của nước biển và tạo ra sóng thần.
Xem thêm: Hiện tượng lốc xoáy là gì? Mức độ nguy hiểm của loại thiên tai này không khác gì sóng thần
Tác hại của sóng thần
Sóng thần là một thiên tai nguy hiểm do một sự dịch chuyển đột ngột của mực nước biển gây ra thiệt hại to lớn về người và tài sản, những tác hại của sóng thần có thể kể đến như:
Thiệt hại về người
Sóng thần đủ sức cuốn trôi mọi thứ trên đường đi, bao gồm cả con người. Lực mạnh của sóng có thể khiến con người bị chết đuối, bị thương nặng hoặc bị mất tích. Chúng cũng có thể gây ra lũ lụt, lở đất và cháy nổ dẫn đến thêm nhiều thiệt hại về người.
Theo thống kê, số người thiệt mạng do thiên tai này gây ra trong lịch sử là vô cùng lớn. Ví dụ, thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 đã khiến hơn 200.000 người bị thiệt mạng.
Thiệt hại về tài sản
Khi thiên tai xảy ra, chúng phá huỷ nhà cửa, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác trên diện rộng. Lũ lụt do sóng thần gây ra có thể làm thiệt hại hoa màu, cây trồng, và vật nuôi.
Các hệ thống điện, nước, và thông tin liên lạc cũng có thể bị chúng làm gián đoạn hoặc phá hủy hoàn toàn. Thiệt hại về tài sản do sóng thần gây ra có thể lên đến hàng nghìn tỷ USD.
Hơn nữa, hiện tượng sóng thần có thể gây thiệt hại nặng nề cho các ngành kinh tế ven biển như du lịch, nông nghiệp, và thủy sản. Việc phục hồi hoạt động kinh tế sau thảm họa sóng thần là một thách thức vô cùng lớn.
Ảnh hưởng đến môi trường
Sức tàn phá của hiện tượng này không chỉ dừng lại ở việc cướp đi sinh mạng và phá hủy nhà cửa. Hậu quả của sóng thần còn làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Những con sóng khổng lồ cuốn theo rác thải, hóa chất độc hại, xác động vật chết, biến thành thứ “vũ khí” vô hình, đầu độc môi trường nước và đất. Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng nề, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Đất đai bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đe dọa sức khỏe con người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc qua thức ăn.
Hệ sinh thái ven biển cũng phải hứng chịu nặng nề. Sóng thần phá hủy các rạn san hô, nơi trú ngụ của vô số sinh vật biển, làm mất đi nguồn thức ăn và môi trường sống của nhiều loài.
Một số lưu ý khi sóng thần đổ bộ
Để giảm thiểu tối đa thiệt hại cả người và tài sản thì dưới đây là một số lưu ý khi sóng thần đổ bộ mà bạn nên biết:
- Luôn cập nhật thông tin từ các cơ quan chức năng về nguy cơ sóng thần.
- Mang theo theo bên mình các vật dụng cần thiết như nước uống, thức ăn, thuốc men, quần áo, đèn pin, radio,…
- Nắm vững các kỹ năng sơ cứu cơ bản để hỗ trợ bản thân và những người xung quanh khi cần thiết.
- Di chuyển đến nơi cao hơn ít nhất 15 mét so với mực nước biển hoặc theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.
- Tuyệt đối không ở lại khu vực ven biển, sông suối, hay những nơi trũng thấp.
- Tắt các thiết bị điện, nước và ga để đảm bảo an toàn.
- Không quay trở lại khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần cho đến khi có thông báo an toàn từ chính quyền địa phương.
Lời kết
Nắm vững sóng thần là gì cũng như những điều cần biết về hiện tượng này sẽ giúp bạn có những biện pháp quan trọng để giảm thiểu tối đa tác hại của chúng. Mỗi người cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tìm hiểu các hiện tượng thời tiết cực đoan tại địa chỉ https://khihauviet.com/ góp phần ứng phó với nhiều loại thiên tai khác.