Mưa dông là gì? Tìm hiểu hiện tượng mưa giông

Mưa dông là gì? Tìm hiểu hiện tượng mưa giông

Mưa dông là gì? Đây là hiện tượng mưa to kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như sấm chớp, gió giật mạnh trước cơn mưa.

Mưa dông là gì? 

Mưa dông là hiện tượng sấm, chớp, gió mạnh kèm với mưa rào dữ dội. Đôi khi còn đi kèm với hiện tượng mưa đá, vòi rồng gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và con người.

Hiện tượng này diễn ra do sự đối lưu mạnh mẽ trong bầu khí quyển, khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí lạnh và nóng, hình thành các đám mây vũ tích.

Mưa dông là gì
Mưa giông là gì? Mưa dông là hiện tượng sấm, chớp, gió mạnh kèm với mưa rào dữ dội

Mưa dông là hiện tượng khí tượng phức hợp và thường xuất hiện khi có sự đối lưu rất mạnh trong khí quyển. Hiện tượng này bao gồm chớp, sấm, gió mạnh và mưa rào dữ dội. Đôi khi còn đi kèm với vòi rồng, gây ra những tác động mạnh mẽ đến môi trường và đời sống con người.

Mưa giông không chỉ gây ra mưa rào mạnh mà còn có thể kèm theo gió mạnh và sấm sét dữ dội. Ở một số khu vực, chúng có thể phát triển thành mưa đá, gây thiệt hại cho cây trồng, nhà cửa và cơ sở hạ tầng.

Vì vậy, việc theo dõi và dự báo mưa dông là rất quan trọng để có biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại.

Tại sao có hiện tượng mưa giông xảy ra?

Hiện tượng dông lớn xảy ra khi có hiện tượng đối lưu mạnh trong khí quyển, diễn ra khi không khí ấm từ mặt đất bốc lên, gặp không khí lạnh trên cao và chênh lệch nhiệt độ, tạo ra các đám mây đối lưu.

Khi tích tụ một lượng lớn hơi nước, trời bắt đầu đổ mưa kèm theo sấm chớp gió giật.

Tại sao có mưa giông
Hiện tượng dông lớn xảy ra khi có hiện tượng đối lưu mạnh trong khí quyển

Các khu vực đồi núi hoặc tiếp giáp đồi núi ở hướng đón gió thì lại càng dễ dàng hình thành mưa dông khi gió mang theo không khí ẩm bốc lên cao tạo thành mây vũ tích. Sự kết hợp của đối lưu mạnh và các yếu tố địa hình cùng các điều kiện khí hậu tạo ra môi trường lý tưởng cho sự xuất hiện của mưa giông.

Ngoài ra, sự phát triển của mây dông còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khí hậu khác như độ ẩm không khí, nhiệt độ bề mặt đất và các dòng không khí tầng thấp.

Khi các yếu tố này kết hợp một cách phù hợp, quá trình hình thành và phát triển mây dông trở nên mạnh mẽ hơn, dẫn đến hiện tượng mưa giông với các đặc điểm như chớp, sấm, gió mạnh và mưa rào dữ dội, đôi khi hình thành xoáy thuận nhiệt đới.

Hậu quả của mưa giông đến đời sống và con người

Mưa dông có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường tự nhiên. Trong cơn dông thường đi kèm với gió giật mạnh, làm gãy đổ cây đối và hư hại các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng. Phá hủy nhà cửa, đường điện, các công trình công cộng khác,… thậm chí nguy hiểm hơn là gây thương vong cho con người.

Mưa giông thường đi kèm với lượng mưa lớn trong một thời gian ngắn, gây ngập lụt ở nhiều khu vực. Ngập lụt không chỉ làm thiệt hại hoa màu và mùa màng, làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân mà còn khiến hệ thống giao thông bị đình trệ.

Đường xá ngập nước, hư hỏng hoặc bị sạt lở làm gián đoạn giao thông, gây khó khăn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Hậu quả là ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và đời sống hàng ngày của người dân.

Hậu quả của mưa giông
Mưa dông có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường tự nhiên

Một yếu tố nguy hiểm trong mưa giông là sấm sét. Sét có thể gây ra những vụ cháy nổ nghiêm trọng, làm hư hại các thiết bị điện tử và cơ sở vật chất. Những tia sét đánh trúng các công trình, cột điện hay cây cối có thể gây ra các vụ hỏa hoạn, đe dọa tính mạng con người và gây thiệt hại lớn về tài sản.

Sét cũng là mối nguy hiểm trực tiếp cho con người, đặc biệt là khi ở ngoài trời hoặc ở những khu vực không có biện pháp bảo vệ an toàn.

Ngoài ra, mưa giông còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Ngập lụt và gió mạnh có thể làm mất cân bằng môi trường sống của nhiều loài động, thực vật. Hệ sinh thái bị tác động nghiêm trọng có thể dẫn đến mất mát đa dạng sinh học và làm suy giảm chất lượng môi trường sống tự nhiên.

Những hậu quả của mưa giông là rất đa dạng và nghiêm trọng (mưa axit cũng là loại mưa nguy hiểm, gây ra nhiều tác hại tương tự) việc nâng cao nhận thức và có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời là rất cần thiết để giảm thiểu thiệt hại do mưa dông gây ra.

Biện pháp phòng chống ảnh hưởng của mưa giông

Mưa giông thường đi kèm với các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là sấm sét nên việc theo dõi thời tiết thường xuyên để cập nhật các cảnh báo là việc quan trọng nhất cần lưu ý.

Nếu trời có mưa khi bạn đang ở trong nhà, hãy đảm bảo các thiết bị điện được để ở những nơi khô ráo, không ngập nước tránh rò điện, nếu có hãy sập cầu dao ngắt hết nguồn điện tạm thời để đảm bảo an toàn.

Biện pháp phòng tránh mưa giông
Mưa giông thường đi kèm với các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là sấm sét

Các vật dụng như điện thoại có dây hay tivi có cột ăng ten nên được ngắt điện và tránh xa tránh sét dẫn truyền gây nguy hiểm. Ngoài ra, hãy tránh xa các cửa sổ, cửa chính, đồ dùng điện, đồ kim loại, không đi tắm hay ở gần các khu vực có nước, rút phích cắm điện các thiết bị, tuyệt đối không sạc điện thoại.

Các đường dây, ổ điện cần được kiểm tra và bảo trì thường xuyên, không tự ý sửa chữa khi có mưa bão, không tắt mở công tắc khi tay đang ướt, chân không mang dép hoặc đứng ở nơi ẩm ướt.

Nếu trời mưa dông khi bạn đang ở ngoài trời. Hãy nhanh chóng tìm một nơi thấp và khô ráo để trú ẩn như các tòa nhà có hệ thống chống sét. Tránh xa cây cối, các khu vực đất trống, sân thượng, xe máy, xe đạp, xe hơi, hàng rào sắt,…

Không nên đi túm tụm thành nhóm tránh lan điện khi không may bị sét đánh và không nên sử dụng điện thoại. Không đứng gần và chạm vào các loại cây cao, cột thu lôi, cột điện, cột cờ, ống nước,…

Nếu bạn có cảm giác tóc dựng lên thì rất có thể là dấu hiệu sắp bị sét đánh, hãy lập tức cúi xuống và lấy tay che tai. Không nằm xuống đất hay chạm tay lên, cố gắng tiếp xúc với mặt đất càng ít càng tốt.

Nếu bạn đang ở những nơi đất trống và không thể trú ẩn, hãy ngồi xuống chụm 2 chân sát nhau, tốt nhất là trên các vật liệu cách điện như gỗ, cao su, nhựa, nilon.

Q&A mưa giông

Mưa dông là một hiện tượng thời tiết phổ biến trong cuộc sống và ít nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống.

Mưa giông hay mưa dông?

Cả hai từ “mưa giông” và “mưa dông” đều được sử dụng trong tiếng Việt để chỉ hiện tượng thời tiết phức tạp gồm mưa, sấm chớp và đôi khi cả gió mạnh. Tuy nhiên, từ “mưa dông” là cách viết đúng chuẩn và thường được sử dụng phổ biến hơn trong các văn bản khoa học và chính thức.

Mưa giông xuất hiện khi nào?

Mưa dông xuất hiện khi có sự đối lưu mạnh trong khí quyển, thường vào mùa hè và mùa chuyển mùa khi không khí ẩm và nóng bốc lên gặp không khí lạnh.

Câu hỏi về mưa giông
Mưa dông là một hiện tượng thời tiết phổ biến trong cuộc sống và ít nhiều cũng có những ảnh hưởng nhất định đến đời sống

Mưa giông bão tố là gì? 

Mưa dông bão tố là hiện tượng thời tiết cực đoan bao gồm mưa lớn, sấm sét, gió mạnh, đôi khi kèm theo mưa đá hoặc vòi rồng.

Giông bão là gì?

Giông bão hình thành do sự đối lưu mạnh trong khí quyển, dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các đám mây vũ tích. Có thể gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến giao thông và đe dọa tính mạng con người.

Mưa giông rải rác là gì?

Mưa giông rải rác là hiện tượng thời tiết mà các cơn mưa xảy ra không đồng đều và phân bố ngẫu nhiên trên một khu vực rộng lớn.

Kết luận

Mưa dông là gì? Trước các cơn dông thường sẽ có gió giật, trời âm u, sấm chớp, mây đen kéo tới, cuối cùng là các cơn mưa to xối xả đổ xuống. Những biện pháp phòng chống mưa giông và sét có thể giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho con người trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

edna Ngọc Ánh là tác giả khí hậu Việt

Edna Ngọc Ánh

Edna Ngọc Ánh là CEO trẻ tuổi đã xây dựng nên website này. Cô là Cử nhân ngành Địa lý học - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version