Mưa đá là gì? Nguyên nhân hình thành và tác hại của mưa đá

Mưa đá là gì? Nguyên nhân hình thành và tác hại của mưa đá

Hiểu rõ mưa đá là gì cùng nguyên nhân, cách thức hình thành và dấu hiệu cảnh báo giúp mỗi người chuẩn bị cách ứng phó cho bản thân và gia đình khi gặp hiện tượng này.

Mưa đá là gì?

Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có kích thước và hình dạng khác nhau, do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước của mưa đá có thể dao động từ 5mm đến hàng chục cm, thường phổ biến cỡ vài cm, với dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường đi kèm với mưa rào và diễn ra trong thời gian ngắn, từ 5 đến 30 phút.

mưa đá là gì
Mưa đá là mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có kích thước và hình dạng khác nhau

Mưa đá có thể xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng thường phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và ôn đới. Tại Việt Nam, hiện tượng này thường xuất hiện ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên vào mùa xuân và mùa hè khoảng tháng 3 đến tháng 5.

Tìm hiểu hiện tượng tuyết rơi để nhận thấy sự khác biệt so với mưa đá.

Tại sao lại có mưa đá?

Mưa đá được hình thành do sự kết hợp của hai yếu tố chính: hơi nước và dòng khí đối lưu mạnh.

Hàm lượng hơi nước trong không khí cao là điều kiện tiên quyết cho hình thành mưa đá. Khi nhiệt độ môi trường cao, nước bốc hơi mạnh mẽ, tạo thành lượng hơi nước dồi dào trong khí quyển.

Dòng khí nóng ẩm bốc lên cao gặp không khí lạnh ở trên cao, dẫn đến hiện tượng ngưng tụ thành những đám mây giông khổng lồ.

Hơi nước trong đám mây ngưng tụ thành những giọt nước siêu nhỏ. Khi những giọt nước này được lốc xoáy cuốn lên cao, chúng sẽ đóng băng do nhiệt độ thấp ở tầng khí quyển cao. Hạt băng tiếp tục tăng trưởng khi va chạm với những giọt nước siêu nhỏ khác và đóng băng xung quanh chúng.

Nguyên nhân mưa đá là khi hạt băng trở nên quá nặng và không thể chịu được lực đẩy của dòng khí đối lưu, chúng sẽ rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa đá.

nguyên nhân mưa đá
Cơ chế hình thành mưa đá

Các dạng mưa đá phổ biến

Hiện tượng mưa đá có thể được phân loại thành hai dạng chính dựa trên kích thước:

  • Mưa đá nhỏ: Hay còn gọi là mưa hạt băng, có đường kính từ 5mm đến 1cm. Loại đá này thường trong suốt và có hình dạng gần giống như hạt hoặc viên bi. Mưa đá nhỏ thường không gây ra thiệt hại đáng kể.
  • Mưa đá lớn: Có đường kính lớn hơn 1cm. Loại đá này có thể có nhiều hình dạng khác nhau, bao gồm hình cầu, hình nón và hình bất thường. Những hạt đá lớn có thể gây ra thiệt hại cho cây trồng, nhà cửa và cơ sở hạ tầng.

Vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng?

Như đã đề cập ở trên, mưa đá chỉ xảy ra nếu có đủ 2 điều kiện: dòng đối lưu mạnh và hơi nước. Nó thường xuất hiện vào mùa hè ở Việt Nam đặc biệt ở miền bắc bởi vì đây là khoảng thời gian chuyển tiếp từ mùa nóng sang lạnh và ngược lại.

hiện tượng mưa đá
Mưa đá thường xuất hiện vào mùa nóng từ tháng 4 – tháng 11

Vào mùa nắng nóng, lượng nước trong không khí tăng cao. Cột không khí “trên lạnh dưới nóng” được hình thành do nhiệt năng truyền vào tầng khí quyển thấp. Điều này làm cho không khí đối lưu trở nên mạnh hơn, mây tích tụ nhiều nước dẫn tới hình ảnh mưa đá như chúng ta thường thấy.

Dấu hiệu nhận biết sắp xảy ra mưa đá

Mặc dù không thể dự đoán chính xác thời điểm xuất hiện mưa đá ở Việt Nam, tuy nhiên, chúng ta có thể nhận biết một số dấu hiệu để phòng tránh kịp thời hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam như sau:

  • Xuất hiện đám mây đen khổng lồ, đùn lên cao một cách nhanh chóng, có hình dạng bầu vú sẫm màu.
  • Ánh sáng mặt trời yếu đi, bầu trời tối sầm lại một cách bất thường.
  • Gió thổi mạnh bất chợt, có thể kèm theo tiếng ầm ầm.
  • Nhiệt độ giảm xuống nhanh chóng trong thời gian ngắn, tạo cảm giác se lạnh.
  • Cảm giác lạnh buốt lan tỏa trong không khí.
  • Tiếng sấm sét vang dội liên tục, mạnh mẽ hơn bình thường.
  • Có thể nghe thấy tiếng ầm ầm do dòng khí đối lưu mạnh trong đám mây.

Ảnh hưởng của mưa đá đến đời sống

Mưa đá tốt hay xấu? Đây là hiện tượng thiên nhiên khá kỳ thú, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người:

Ảnh hưởng đến con người

Mưa đá lớn đủ sức gây thương tích cho người nếu va đập trực tiếp, đặc biệt nguy hiểm cho người già và trẻ em. Đá khi rơi với tốc độ cao có thể gây ra các chấn thương nguy hiểm như chấn thương đầu, thậm chí sọ não có thể bị tổn thương do trúng viên đá lớn.

Âm thanh ầm ĩ của đá rơi xuống cùng với sự xuất hiện đột ngột của những viên đá lớn có thể gây sợ hãi, hoảng loạn, ảnh hưởng đến tâm lý con người. Mưa đá thường đi kèm với gió lạnh, khiến cơ thể hạ thân nhiệt nhanh chóng, dẫn đến tê liệt, co giật.

Ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản

Mưa đá lớn có thể làm thủng, vỡ ngói, tôn, khiến nước dột vào nhà, gây hư hỏng nội thất và ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Trong trường hợp mưa lớn đi kèm với gió lốc mạnh, sức tàn phá của nó có thể khiến nhà cửa bị sập, đặc biệt là những ngôi nhà cũ, không kiên cố.

Nó đủ sức làm gãy cành, rụng lá, thậm chí phá hủy hoàn toàn cây trồng. Mưa đá có thể làm gia súc, gia cầm bị thương hoặc chết nếu như không được che chắn. Ngoài ra hiện tượng này còn gây hư hỏng đường dây điện, dẫn đến mất điện cục bộ.

Ảnh hưởng đến kinh tế

Tác hại của mưa đá còn ảnh hưởng nặng tới nền nông nghiệp khi nó phá hủy hoa màu và cây trồng, làm giảm năng suất, mất mùa, ảnh hưởng đến kinh tế và an ninh lương thực. Nó còn có thể làm hỏng nhà cửa, kho tàng, hệ thống tưới tiêu… gây thiệt hại về tài sản cho nông dân.

tác hại của mưa đá
Mưa đá ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp

Việc di chuyển trong cơn mưa đá là rất nguy hiểm, dễ gặp tai nạn, giao thông vận tải có thể bị gián đoạn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hơn nữa, hiện tượng này còn có thể làm hỏng các di tích lịch sử, địa điểm tham quan du lịch, ảnh hưởng đến lượng khách và doanh thu của ngành du lịch.

Ảnh hưởng đến môi trường

Các loại ô nhiễm trường như đất, nước ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe con người. Những cơn mưa đá lớn làm cho đất đai bị xói mòn, ảnh hưởng đến độ phì nhiêu của đất và năng suất cây trồng.

Cách phòng tránh, giảm thiểu tác hại của mưa đá

Việc phòng tránh và giảm thiểu tác hại của mưa đá Việt Nam là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả:

  • Cập nhật thường xuyên thông tin dự báo thời tiết từ các cơ quan khí tượng thủy văn uy tín.
  • Kiểm tra và sửa chữa mái nhà, cửa sổ, tường nhà để đảm bảo an toàn.
  • Dịch chuyển các vật dụng dễ bị va đập bởi mưa đá vào nơi an toàn.
  • Chuẩn bị sẵn các vật dụng như mền, tấm bạt, bao tải để che chắn nhà cửa, tài sản khi cần thiết.
  • Tìm ngay nơi trú ẩn an toàn như nhà kiên cố, hầm trú ẩn hoặc mương thoát nước.
  • Tránh xa cửa sổ, cây cối và các vật thể dễ bị va đập.
  • Sử dụng mũ bảo hiểm, mũ hoặc quần áo dày để che chắn đầu và cơ thể.
  • Kiểm tra nhà cửa, tài sản và xác định mức độ thiệt hại.
  • Báo cáo thiệt hại cho chính quyền địa phương (nếu có) để được hỗ trợ khắc phục.

Lời kết

Hy vọng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về mưa đá là gì, nguyên nhân và tác hại của nó ra sao. Đây là hiện tượng thiên nhiên khá thú vị nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bạn nên hạn chế ra ngoài khi đang có mưa đá cũng như có các biện pháp bảo vệ nhà cửa, tài sản của mình khi xảy ra hiện tượng này.

edna Ngọc Ánh là tác giả khí hậu Việt

Edna Ngọc Ánh

Edna Ngọc Ánh là CEO trẻ tuổi đã xây dựng nên website này. Cô là Cử nhân ngành Địa lý học - ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Tp.HCM.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *