Gió là gì? Ảnh hưởng và tác động của các loại gió tự nhiên
Gió là gì? Gió là một hiện tượng thiên nhiên mà ta bắt gặp hàng ngày trong cuộc sống, có lúc có thể cảm nhận rõ nét, có lúc không.
Gió là gì?
Gió là sự chuyển động của nhiều luồng không khí trên bề mặt trái đất. Nó được tạo ra do sự khác biệt trong áp suất không khí giữa các vùng khác nhau.
Được điều khiển bởi lực đẩy Coriolis và các yếu tố như nhiệt độ, địa hình và thời tiết. Gió có thể diễn ra ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến mạnh, có những tác động trực tiếp đến các kiểu khí hậu và môi trường sống.
Nguyên nhân sinh ra gió
Nguyên nhân chính sinh ra gió là sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất khí quyển trên bề mặt Trái Đất. Áp suất khí quyển thay đổi do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa các khu vực.
Khi mặt đất nóng lên, không khí xung quanh cũng nóng lên và dãn ra tạo áp suất thấp. Trái lại, khi mặt đất lạnh đi, không khí cũng lạnh đi và co lại, tạo ra áp suất cao.
Sự chênh lệch áp suất giữa các vùng khác nhau tạo ra sự chuyển động của không khí từ vùng áp cao sang vùng áp thấp và tạo thành gió. Hướng và tốc độ của chúng được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lực Coriolis, địa hình, sự phân bố của đất và biển cũng như sự nóng lên và lạnh đi của bề mặt Trái Đất.
Ngoài ra, gió cũng có thể được tạo ra bởi sự di chuyển của các hiện tượng khí hậu như bão và vùng nhiệt đới hay sự phát triển của hệ thống mây và dông. Những yếu tố này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra các luồng không khí khác nhau, gây ra những tác động khác nhau đến đời sống và con người.
Có bao nhiêu loại gió trong tự nhiên?
Trong tự nhiên, có nhiều loại gió khác nhau được phân loại dựa trên nguồn gốc và tính chất khí hậu có thể kể đến như:
Gió mậu dịch (Trade winds)
Gió mậu dịch được thổi từ vùng áp cao xích đạo về phía Bắc và Nam. Ở bán cầu Bắc, nó thường thổi từ Đông Bắc -> Tây Nam. Ở bán cầu Nam, nó thổi từ Đông Nam -> Tây Bắc.
Gió Đông cực (Polar Easterlies)
Gió Đông cực thổi từ các vùng áp cao cực Nam và cực Bắc Việt Nam về vùng áp thấp. Chúng thường thổi từ Đông Bắc về Tây Nam và từ Đông Nam về Tây Bắc.
Gió Tây ôn đới (Westerlies)
Hướng gió Tây ôn đới thổi từ vùng áp cao cận nhiệt đới về khu vực áp thấp ôn đới. Chúng thường thổi từ Tây sang Đông và là hệ thống gió quan trọng trong thời tiết khu vực ôn đới.
Gió mùa (Monsoon Winds)
Gió mùa phổ biến và có ảnh hưởng khá lớn đến thời tiết và khí hậu của nhiều khu vực trên thế giới.
Gió mùa Đông Bắc: Diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm, thổi từ phía Bắc và Đông Bắc xuống phía Nam. Có đặc điểm lạnh và khô, mang đến mùa đông lạnh giá, khô hanh ở miền Bắc và gây khô nóng ở miền Nam.
Gió mùa Tây Nam: Diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thổi từ phía Tây Nam lên phía Đông Bắc. Có đặc điểm nóng và ẩm, mang theo lượng mưa lớn, gây ra mùa hè nóng bức và ẩm ướt.
Gió phơn (Foehn)
Gió phơn được hình thành từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương. Đây là luồng không khí khô nóng với tên gọi khác là gió Lào hay phơn Tây Nam.
Gió đất – gió biển (Sea and land breezes)
Gió biển thổi vào đất liền ban ngày do sự khác nhau về nhiệt độ giữa biển và đất; gió đất thổi từ đất vào biển ban đêm khi nhiệt độ đất cao hơn biển.
Gió nhẹ (Breeze)
Được định nghĩa cho những cơn gió thổi nhẹ nhàng, dịu mát, điều hòa nhiệt độ giúp không khí trở nên dễ chịu hơn.
Gió địa phương (Local winds)
Là gió thổi trong một khu vực cụ thể, bị ảnh hưởng bởi đặc điểm địa hình và thời tiết địa phương như núi, thung lũng, đồng bằng,…
Mỗi loại gió có nguồn gốc và mang theo những tính chất khí hậu khác nhau, ảnh hưởng đến thời tiết và đời sống con người trên toàn cầu.
Ảnh hưởng của gió và những tác động to lớn
Mặc dù gió là một hiện tượng mà chúng ta bắt gặp hàng ngày, nhưng tùy vào mức độ của nó mà có thể mang lại những tác động to lớn đến cuộc sống chúng ta.
Lợi ích của gió trong cuộc sống
Gió đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái và cuộc sống con người ở nhiều khía cạnh và lĩnh vực khác nhau. Đây được coi là nguồn năng lượng tái tạo trong sản xuất điện, giúp giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng được nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, gió cũng là luồng không khí tự nhiên trong lành mang lại sự mát mẻ và dễ chịu cho các khu vực nó đi qua, góp phần điều hòa nhiệt độ không khí.
Phần nào giảm bớt sự nóng lên của khí hậu và hiệu ứng đô thị. Trong nhiều nền văn hóa, gió còn được xem là biểu tượng của sự may mắn và mang lại năng lượng tích cực.
Tác hại của gió với con người và thiên nhiên
Khi gió có cường độ mạnh thì có thể gây ra những tác hại khó lường, thiệt hại nặng nề đến tài sản và các cơ sở hạ tầng. Nhất là trong các cơn bão và cơn giông mạnh. Không khí khô nóng cũng có thể gây hại đến đất đai, mùa màng.
Khi xảy cháy rừng, gió thổi mạnh có thể khiến đám cháy càng lan rộng hơn, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái. Các cơn gió khô cuốn bụi từ đường lên có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho người dân.
Trước các cơn giông thường có gió giật mạnh, có thể gây nguy hiểm và tai nạn cho những người đi trên đường bộ lẫn phương tiện hàng không. Thậm chí làm gãy đổ cây cối, cột điện, nhà cửa gây hư hại nghiêm trọng, tắc nghẽn giao thông thậm chí gây thương vong.
Q&A gió
Gió là một hiện tượng thiên nhiên đầy thú vị và bí ẩn trong cuộc sống bởi chúng ta chỉ có thể cảm nhận chứ khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Gió di chuyển như thế nào?
Đặc điểm của gió là di chuyển từ khu vực có áp suất cao đến khu vực có áp suất thấp. Chênh lệch áp suất này tạo ra lực đẩy khiến không khí chuyển động, hình thành gió.
Gió mậu dịch còn có tên gọi khác là gì?
Gió Mậu Dịch còn có tên gọi khác là gió Tín Phong.
Gió Lào có nguồn gốc từ đâu?
Gió Lào có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ Dương. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này trở nên khô và nóng, đặc biệt ảnh hưởng đến vùng miền Trung Việt Nam.
Gió phơn còn có tên gọi khác là gì?
Gió phơn còn có tên gọi khác là gió Lào.
Kết luận
Gió là gì? Gió là hiện tượng tự nhiên với nhiều lợi ích quan trọng trong cuộc sống, tuy nhiên cũng mang lại những ảnh hưởng nhất định.